MỘT VÀI VÍ DỤ KHÍ MÁU ĐỘNG MẠCH

MỘT VÀI VÍ DỤ KHÍ MÁU ĐỘNG MẠCH
BS Nguyễn Thành Tâm, BM Nội, ĐHYD TPHCM



TOAN CHUYỂN HÓA

VÍ DỤ 1
Một bệnh nhân 19 tuổi bị đái tháo đường típ 1 nhập viện vì mệt. Vài ngày nay, bệnh nhân tự ngưng một số lần tiêm insulin, sau đó có triệu chứng khát và tiểu nhiều. Khám lâm sàng ghi nhận bệnh nhân không sốt, tim đều, phổi trong.

Kết quả xét nghiệm
Điện giải đồ máu
Na+136 mEq/l
K+4,8 mEq/l
Cl-101 mEq/l
Glucose19 mm/l
BUN24 mg/dl
Creatinin0,9 mg/dl
Khí máu động mạch
pH7,26
pCO218 mmHg
pO2128 mmHg
HCO3-8,1 mmol/l
TPTNT
Glucose+
Ketone4+


Đọc kết quả khí máu động mạch

- Bước 1: pH = 7,26 < 7,35: toan máu

- Bước 2: HCO3- = 8,1 mm/l < 22: toan chuyển hóa

Đối chiếu lâm sàng: tiền căn đái tháo đường típ 1 không tuân thủ điều trị, đường huyết tăng cao, nước tiểu có ceton dương tính 4+ gợi ý toan chuyển hóa do nhiễm ceton acid.

- Bước 3: tính bù của hô hấp

PaCO2 dự đoán = (1,5 x 8,1) + 8 = 20 : PaCOthực tế bằng PaCOdự đoán.

- Bước 4: anion gap máu (AG) = [Na+] + [HCO3-] – [Cl-] = 136 – 8,1 – 101 = 26,9 > 12 : tăng anion gap.

Đối chiếu lâm sàng: bệnh cảnh lâm sàng gợi ý toan chuyển hóa do nhiễm ceton acid, không có suy thận, do đó củng cố thêm khả năng nhiễm ceton acid.

- Bước 5: DAG/D HCO3- = (26,9 – 12)/(24 – 8,1) # 1 : toan chuyển hóa tăng AG đơn thuần

Kết luận: Toan chuyển hóa tăng anion gap máu do nhiễm ceton acid. 

VÍ DỤ 2
Bệnh nhân nam 60 tuổi nhập viện vì tiêu phân đen vài ngày nay và ói khoảng 500 ml máu vào ngày nhập viện. Khám lâm sàng ghi nhận bệnh nhân rất đừ, mạch 120 lần/phút, huyết áp 80/50 mmHg, da lạnh ẩm. Tiền căn xơ gan do rượu Child C, dãn tĩnh mạch thực quản[4].

Kết quả xét nghiệm
Điện giải đồ máu
Na+131 mEq/l
K+4,2 mEq/l
Cl-85 mEq/l
Glucose5,2 mm/l
BUN69 mg/dl
Creatinin2,45 mg/dl
Khí máu động mạch
pH7,1
pCO213,8 mmHg
pO2103 mmHg
HCO3-4,1 mmol/l
TPTNT
KetoneVết
Hb6,2 g/dl
Lactate máu20,3 mm/l

Đọc kết quả khí máu động mạch
· Bước 1: pH = 7,1 < 7,35 : toan máu
· Bước 2: HCO3- =4,1 mm/l < 22 : toan chuyển hóa
Đối chiếu lâm sàng: xuất huyết tiêu hóa cấp mức độ nặng, gây tụt huyết áp, gợi ý nhiễm acid lactic do giảm oxy mô.
· Bước 3: tính bù của hô hấp
PaCO2 dự đoán = (1,5 x 4,1) + 8 = 14 : PaCOthực tế bằng PaCOdự đoán.
· Bước 4: anion gap máu (AG) = 131 – 4,1 – 85 = 41,9 > 12 : tăng anion gap
Đối chiếu lâm sàng: bệnh cảnh lâm sàng có suy thận, tuy nhiên creatinin máu không quá cao nên ít có khả năng gây tích tụ acid gây toan máu. Định lượng acid lactic máu bằng 20,3 mm/l (bình thường < 4 mm/l) khẳng định toan máu do acid lactic.
· Bước 5: DAG/D HCO3 = (41,9 – 12)/(24 – 4,1) = 1,5 : toan chuyển hóa tăng AG đơn thuần
· Kết luận: Toan chuyển hóa tăng anion gap máu do nhiễm acid lactic. 

VÍ DỤ 3
Một bệnh nhân nam 28 tuổi nhập viện trong tình trạng hôn mê. Trước đó 3 giờ, bệnh nhân có đi uống rượu với bạn. Khám lâm sàng ghi nhận mạch 7 lần/phút, huyết áp 120/80 mmHg, nhịp thở 28 lần/phút, SpO2 100% qua thở oxy mặt nạ, đồng tử bình thường, tim đều, phổi trong, bụng mềm[5].

Kết quả xét nghiệm
Điện giải đồ máu
Na+147 mEq/l
K+5,9 mEq/l
Cl-111 mEq/l
Glucose146 mg/dl
BUN8 mg/dl
Creatinin1,1 mg/dl
Khí máu động mạch
pH6,99
pCO221 mmHg
pO2630 mmHg
HCO3-4 mmol/l
Áp suất thẩm thấu máu408 mOsm/kg
Ethanol máu120 mg/dl
Ethylene glycol máu888 mg/dl
Salicylat máu4 mg/dl (^ 2-20 mg/dl)

Đọc kết quả khí máu động mạch
· Bước 1: pH = 6,99 < 7,35 : toan máu 
· Bước 2: HCO3- = 4 mm/l < 22 : toan chuyển hóa
Đối chiếu lâm sàng: nghi ngờ nhiễm toan chuyển hóa do ngộ độc rượu (methanol hoặc ethylene glycol).
· Bước 3: tính bù của hô hấp
PaCO2 dự đoán = (1,5 x 4) + 8 = 14 : PaCOthực tế cao hơn PaCOdự đoán, có thể do toan chuyển hóa mới xảy ra nên hệ hô hấp không kịp bù hoàn toàn. Thông thường, cần khoảng 12-24 giờ để hô hấp bù hoàn toàn.
· Bước 4: anion gap máu (AG) = 147 – 4 – 111 = 32 > 12 : tăng anion gap
Đối chiếu lâm sàng: nhiều khả năng tăng anion gap là do các chất chuyển hóa của ethylene glycol vốn là các acid như oxalomalic acid, ceton acid, formic acid, benzoic acid, hippuric acid. 
· Bước 5: DAG/D HCO3 = (32 – 12)/(24 – 4) = 1 : toan chuyển hóa tăng AG đơn thuần
· Bước 6: Tính khoảng trống thẩm thấu máu = áp suất thẩm thấu máu đo được – áp suất thẩm thấu máu tính toán.
Áp suất thẩm thấu máu tính toán = 2 x [Na] + đường huyết (mg/dl)/18 + BUN (mg/dl)/2,8 = 2 x 147 + 146/18 + 8/2,8 # 305. 
Vậy khoảng trống thẩm thấu máu = 408 – 305 = 103 > 10 : có sự hiện diện trong máu các thành phần không phải ion không đo được. Định lượng nồng độ ethylene glycol trong máu rất cao (888 mg/dl) cho thấy khoảng trống thẩm thấu máu tăng chủ yếu do ethylene glycol.
· Kết luận: Toan chuyển hóa tăng anion gap máu do ngộ độc ethylene glycol. 

VÍ DỤ 4
Bệnh nhân nam 48 tuổi được người nhà đưa đến cấp cứu do bệnh nhân nói chuyện có vẻ lẫn lộn, hành vi không giống thường ngày. Khám lâm sàng ghi nhận bệnh nhân tỉnh, mặt đỏ, đổ nhiều mồ hôi, nói chuyện hơi lẫn lộn, mạch 90 lần/phút, huyết áp 106/65 mmHg, không sốt, nhịp thở 24 lần/phút, SpO2 98%. Tim đều, phổi trong, bụng mềm, cổ mềm, đồng tử bình thường, không dấu thần kinh khu trú. Tiền căn ghi nhận bệnh nhân thường uống aspirin để trị nhức đầu[6].

Kết quả xét nghiệm
Điện giải đồ máu
Na+142 mEq/l
K+3,7 mEq/l
Cl-100 mEq/l
Glucose98 mg/dl
Khí máu động mạch
pH7,3
pCO219,7 mmHg
pO279,2 mmHg
HCO3-12 mmol/l
Salicylat máu107 mg/dl (^ 2-20 mg/dl)

Đọc kết quả khí máu động mạch
· Bước 1: pH = 7,3 < 7,35 : toan máu
· Bước 2: HCO3- = 12 mm/l < 22 : toan chuyển hóa
Đối chiếu lâm sàng: nghi ngờ nhiễm toan chuyển hóa do ngộ độc salicylat (aspirin).
· Bước 3: tính bù của hô hấp
PaCO2 dự đoán = (1,5 x 12) + 8 = 26 : PaCOthực tế thấp hơn PaCOdự đoán : có kiềm hô hấp đi kèm.
· Bước 4: anion gap máu (AG) = 142 – 12 – 100 = 32 > 12 : tăng anion gap
Đối chiếu lâm sàng: nồng độ salicylat máu tăng cao cho thấy salicylat là chất làm tăng anion gap. Salicylat có đặc tính kích thích trực tiếp trung tâm hô hấp gây thở nhanh và kiềm hô hấp. thực vậy, nếu khí máu động mạch được làm sớm hơn, có thể phát hiện tình trạng kiềm hô hấp (pH > 7,45 với PaCO2 giảm và nồng độ HCO3- bình thường hoặc gần bình thường). Cơ thể sẽ tìm cách bù trừ bằng làm giảm nồng độ HCO3- bằng cách thải qua đường tiểu. Bên cạnh đó, salicylat gây rối loạn chuyển hóa glucose và acid béo, đưa đến toan chuyển hóa.
· Bước 5: DAG/D HCO3 = (30 – 12)/(24 – 12) = 1,5 : toan chuyển hóa tăng AG đơn thuần (không kèm rối loạn toan kiềm do chuyển hóa khác).
· Kết luận: Toan chuyển hóa tăng anion gap máu + kiềm hô hấp do ngộ độc aspirin

VÍ DỤ 5
Một bệnh nhân nữ 6 tuổi nhập viện sau một tuần tiêu chảy nặng. Khám lâm sàng bệnh nhân tỉnh, rất đừ, dấu mất nước rõ, huyết áp tư thế nằm 100/60 mmHg, tư thế ngồi 70/40 mmHg.

Kết quả xét nghiệm
Điện giải đồ máu
Na+137 mEq/l
K+2,5 mEq/l
Cl-118 mEq/l
BUN65 mg/dl
Creatinin3,1 mg/dl
Khí máu động mạch
pH7,11
pCO216 mmHg
pO290 mmHg
HCO3-4,9 mmol/l
Điện giải đồ niệu
Na+45 mEq/l
K+15 mEq/l
Cl-100 mEq/l

Đọc kết quả khí máu động mạch
· Bước 1: pH = 7,11 < 7,35 : toan máu
· Bước 2: HCO3- = 4,9 mm/l < 22 : toan chuyển hóa
Đối chiếu lâm sàng: nghi ngờ nhiễm toan chuyển hóa do mất HCO3- qua tiêu chảy. Có thể kèm theo toan do acid lactic (vì có tụt huyết áp, giảm tưới máu mô) hoặc các acid khác (vì suy thận).
· Bước 3: tính bù của hô hấp
PaCO2 dự đoán = (1,5 x 4,9) + 8 = 15,35 : PaCOthực tế bằng PaCOdự đoán.
· Bước 4: anion gap máu (AG) = 137 – 4,9 – 118 = 14 : không tăng anion gap
Đối chiếu lâm sàng: đây là một toan chuyển hóa không tăng anion gap máu, tăng clo máu. Đây là dạng toan chuyển hóa điển hình do tiêu chảy. Anion gap bình thường cho thấy ít có khả năng toan chuyển hóa do acid lactic.
· Bước 5: chẩn đoán xác định toan máu do tiêu chảy bằng tính anion gap niệu = [Na+] + [K+] – [Cl-] = 45 + 15 – 100 = - 40. Bình thường, anion gap niệu có giá trị trong khoảng [-20;0]. Bệnh nhân này có AG niệu < -20 : đây là toan chuyển hóa do mất HCO3- qua tiêu chảy hoặc toan hóa ống thận gần (AG niệu > 0 là toan hóa ống thận xa). Bệnh sử phù hợp với nguyên nhân tiêu chảy.
· Kết luận: Toan chuyển hóa không tăng anion gap máu và tăng clo máu, do tiêu chảy. 

VÍ DỤ 6
Một bệnh nhân nữ 31 tuổi nhập cấp cứu vì yếu liệt cơ tứ chi tăng dần. Khám lâm sàng ghi nhận bệnh nhân tỉnh, mạch 77 lần/phút, huyết áp 110/70 mmHg, nhiệt độ 36,5oC, nhịp thở 26 lần/phút, tim đều, phổi trong, bụng mềm, mất phản xạ gân xương tứ chi, trương lực cơ tứ chi gần như không còn, không rối loạn cảm giác. Trước đó bệnh nhân không có bệnh gì và cũng không dùng thuốc gì. 

Kết quả xét nghiệm
Điện giải đồ máu
Na+135 mEq/l
K+2,1 mEq/l
Cl-110 mEq/l
Creatinin0,7 mg/dl
Khí máu động mạch
pH7,21
pCO238 mmHg
pO298 mmHg
HCO3-14 mmol/l
Điện giải đồ niệu
Na+165 mEq/l
K+54 mEq/l
Cl-162 mEq/l
pH nước tiểu8

Đọc kết quả khí máu động mạch
Điện giải đồ máu gợi ý yếu liệt cơ là do giảm kali máu.
· Bước 1: pH = 7,21 < 7,35 : toan máu
· Bước 2: HCO3- = 14 mm/l < 22 : toan chuyển hóa 
· Bước 3: tính bù của hô hấp
PaCO2 dự đoán = (1,5 x 14) + 8 = 29 : PaCOthực tế cao hơn PaCOdự đoán, vậy có toan hô hấp kèm theo, có thể do yếu cơ hô hấp do giảm kali máu.
· Bước 4: anion gap (AG) = 135 – 14 – 110 = 11 : không tăng anion gap
Đối chiếu lâm sàng: đây là một toan chuyển hóa không tăng anion gap máu, tăng clo máu. 
· Bước 5: anion gap niệu = [Na+] + [K+] – [Cl-] = 165 + 54 – 162 = 57 > 0 : đây là toan hóa ống thận xa. Toan hóa ống thận xa là tình trạng ống thận xa không bài tiết được H+, làm H+ ứ lại trong máu gây toan chuyển hóa, còn nước tiểu không có H+ nên bị kiềm hóa. Bệnh nhân này có pH nước tiểu = 8 trong tình trạng toan hóa máu : gợi ý toan hóa ống thận xa (bình thường, máu bị toan thì ống xa phải tăng thải NH4+, nước tiểu phải toan).
· Bước 6: chẩn đoán xác định toan hóa ống thận xa bằng test NH4Cl. Bệnh nhân uống NH4Cl (0,1 g/kg) để làm toan hóa máu nhưng nước tiểu không tăng NH4+, và pH nước tiểu vẫn trên 7.
· Kết luận: Toan chuyển hóa không tăng anion gap máu và tăng clo máu, do toan hóa ống thận xa. 

VÍ DỤ 7
Một bệnh nhân nam 32 tuổi nhập viện vì đột ngột yếu cơ tứ chi. Khám lâm sàng ghi nhận bệnh nhân tỉnh, yếu cơ tứ chi, ngoài ra không có gì đặc biệt. Tiền căn bị ong đốt cách đây 8 tháng. Ngoài ra bệnh nhân không có bệnh gì và cũng không dùng thuốc gì[8].

Kết quả xét nghiệm
Điện giải đồ máu
Na+134 mEq/l
K+2,8 mEq/l
Cl-108 mEq/l
Creatinin1,3 mg/dl
Khí máu động mạch
pH7,27
pCO239,8 mmHg
pO295,8 mmHg
HCO3-16,2 mmol/l
Điện giải đồ niệu
Na+100 mEq/l
K+30 mEq/l
Cl-155 mEq/l
pH nước tiểu6

Đọc kết quả khí máu động mạch
Điện giải đồ máu gợi ý yếu liệt cơ là do giảm kali máu.
· Bước 1: pH = 7,27 < 7,35 : toan máu
· Bước 2: HCO3- = 16,2 mm/l < 22 : toan chuyển hóa
· Bước 3: tính bù của hô hấp
PaCO2 dự đoán = (1,5 x 16,2) + 8 = 32,3 : PaCOthực tế cao hơn PaCOdự đoán, vậy có toan hô hấp nhẹ kèm theo, có thể do yếu cơ hô hấp do giảm kali máu.
· Bước 4: anion gap (AG) = 134 – 16,2 – 108 = 9,8 : không tăng anion gap
Đối chiếu lâm sàng: đây là một toan chuyển hóa không tăng anion gap máu, tăng clo máu. 
· Bước 5: anion gap niệu = [Na+] + [K+] – [Cl-] = 100 + 30 – 155 = - 25 < - 20 : toan máu do tiêu chảy hoặc do toan hóa ống thận gần. Bệnh nhân không tiêu chảy nên nghĩ nhiều đến toan hóa ống thận gần. Toan hóa ống thận gần là tình trạng ống thận gần không tái hấp thu được HCO3- nên cơ thể mất HCO3-, gây toan chuyển hóa. Ống thận xa thải NH4+ bình thường nên nước tiểu vẫn toan.
· Bước 6: chẩn đoán xác định toan hóa ống thận gần bằng cách truyền NaHCO3 tốc độ 0,5-1 mEq/kg/giờ để nâng nồng độ HCO3- máu lên khoảng 18-20 mm/l. Ống thận gần sẽ làm thoát HCO3- vào nước tiểu khiến nước tiểu đang toan trở nên kiềm (pH > 7,5) và phân suất thải HCO lớn hơn 15-20%.
Công thức tính phân suất thải HCO3-: (uHCO3- x sCr)/(sHCO3- x uCr)
· Kết luận: Toan chuyển hóa không tăng anion gap máu và tăng clo máu, do toan hóa ống thận gần. 

KIỀM CHUYỂN HÓA

VÍ DỤ 8
Một bệnh nhân nữ 28 tuổi nhập viện vì yếu cơ toàn thân, vọp bẻ, sụt cân. Bệnh nhân tự làm cho nôn nhiều lần trong thời gian gần đây do vì lý do tâm lý. Khám lâm sàng ghi nhận bệnh nhân tỉnh, huyết áp 90/70 mmHg[9].

Kết quả xét nghiệm
Điện giải đồ máu
Na+135 mEq/l
K+2,4 mEq/l
Cl-79 mEq/l
BUN39 mg/dl
Creatinin0,8 mg/dl
Khí máu động mạch
pH7,61
pCO245 mmHg
HCO3-44 mmol/l
Điện giải đồ niệu
Na+44 mEq/l
K+55 mEq/l
Cl-3 mEq/l
pH nước tiểu8

Đọc kết quả khí máu động mạch
· Bước 1: pH = 7,61 > 7,45 : kiềm máu 
· Bước 2: HCO3- = 44 mm/l > 22 : kiềm chuyển hóa
· Bước 3: tính bù của hô hấp
PaCO2 dự đoán = (0,7 x 44) + 20 = 50,8 : PaCOthực tế thấp hơn PaCOdự đoán, vậy có thể có toan hô hấp do yếu cơ hô hấp do giảm kali máu.
· Bước 4: đánh giá Clo nước tiểu: Cl- = 3 mEq/l < 20 mEq/l : Clo niệu không tăng, vậy mất Clo ngoài thận, trong trường hợp này là do nôn nhiều. 
Kết luận: Kiềm chuyển hóa do nôn nhiều.

Nguồn: bacsinoitru.vn


EmoticonEmoticon