CHỈ ĐỊNH TRUYỀN NATRIBICARBONAT

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHO BÁC SĨ THỰC HÀNH LÂM SÀNG






Chỉ định Natri bicarbonate
Nhiễm toan chuyển hóa
+  Thuốc kháng acid (dạ dày)
+   Kiềm hóa nước tiểu
■ Toan chuyển hóa với anion gap tăng: 
                 Tăng tạo acid: 
✓ Nhiễm toan ketone do tiểu đưởng, nhịn đói kéo dài 
✓ Toan do acide lactic loại A (thiếu oxy mô, sốc), hay loại B (dùng thuốc tiểu đường biguanide)
                    Acid ngoại sinh (ngộ độc): salicylate, methanol, ethylene glycol
                    Giảm thải acid: suy thận 
■ Toan chuyển hóa với anion gap bình thường 
▪ Mất bicarbonate: 
             -Ngoài thận: tiêu chảy, dẫn lưu mật, dò ruột, dò tụy, nối niệu quản vào ruột già 
            -Tại thận: toan ống thận, dùng acetazolamide (Diamox)
▪ Thêm acide (kèm chloride): HCl, NH4Cl, arginine hay lysine:
Toan chuyển hóa gây rối loạn sinh lý như giảm cung lượng tim, tăng áp lực ĐM phổi, loạn nhịp tim, thở nhanh kiểu Kussmaul, tăng kali, độ nặng tùy theo mức độ nhiễm toan).
Điều trị toan chuyển hóa:
■ Điều trị ban đầu là tìm và điều trị nguyên nhân gây toan chuyển hóa.
■ Nếu toan máu đe dọa sinh mạng (pH < 7,2 và HCO3< 15 mmol/l ), có chỉ định điều trị bằng Natri bicarbonat
Liều lượng và cách dùng:
+  Nếu không xét nghiệm được khí máu động mạch, thì theo cách điều trị kinh nghiệm, tiêm chậm vào TM lúc đầu 1mEq/kg (1 mmol/kg); rồi sau 10 phút dùng không quá 0,5 mEq/kg (0,5 mmol/kg).
■ HCO3cần bù (mmol) = 0,4 x cân nặng (kg) x (25 - HCO3-đo)
Việc điều chỉnh nhiễm acid chuyển hóa không nên tiến hành quá nhanh. Vì vậy, bắt đầu chỉ nên dùng liều bằng 1/2 liều tính toán được. Sau đó cần xét nghiệm lại khí trong máu rồi mới tiếp tục điều trị.
Dung dịch tiêm natri bicarbonat 4,2%: Tới 40 giọt/phút = 120 ml/giờ.
Dung dịch tiêm natri bicarbonat 7,5% hoặc 8,4%: Khoảng 20 - 40 giọt/phút = 60 - 120 ml/giờ
Chống chỉ định Natri bicarbonat
Các dung dịch tiêm truyền: Nhiễm kiềm chuyển hoá hay toan hô hấp
Thuốc chống acid dạng uống: Viêm loét đại, trực tràng, bệnh Crohn, hội chứng tắc, bán tắc ruột, hội chứng đau bụng chưa rõ nguyên nhân.
Thận trọng Natri bicarbonat
Truyền hạn chế trong suy chức năng thận, suy tim, tăng huyết áp, phù phổi, nhiễm độc thai nghén; cần theo dõi các điện giải và tình trạng toan kiềm;
Tác dụng không mong muốn Natri bicarbonat
Tiêm truyền quá mức có thể gây giảm kali máu và nhiễm kiềm máu, đặc biệt trong suy thận; liều cao có thể gây tăng natri và phù.
TƯƠNG TÁC:
■ Natri bicarbonat làm kiềm hóa nước tiểu, nên có thể làm giảm sự thải trừ quinidin, amphetamin, pseudoephedrin, các thuốc cường giao cảm khác; vì vậy làm tăng độc tính các thuốc này.
■ Tránh dùng natri bicarbonat với rượu.
■ Khi dùng phối hợp natri bicarbonat với sucralfat, cần chú ý là sucralfat có hiệu quả nhất trong môi trường acid. Do đó, hiệu quả sẽ giảm nếu dùng với thuốc chống acid.
■ Sự hấp thu của một số lớn các thuốc giảm đi hoặc chậm lại khi phối hợp với uống thuốc chống acid. Có thể kể một số thuốc sau: digoxin, các tetracyclin, ciprofloxacin, rifampicin, clopromazin, diflunisal, penicilamin, warfarin, quinidin và các thuốc kháng cholinergic.
Quá liều và xử trí:
■ Quá liều do tiêm truyền natri bicarbonat có thể gây ra nhiễm kiềm chuyển hóa và sau đó có thể làm giảm kali máuhoặc gây co cứng cơ (tetani) do giảm calci máu.
■ Khi quá liều, cần ngừng tiêm truyền. hoặc nếu nặng hơn có thể phải tiêm truyền tĩnh mạch dung dịch natri clorid 0,9%.
■ Trường hợp giảm kali huyết, có thể dùng kali clorid. Nếu ở người bệnh xuất hiện co cứng cơ có thể cần dùng calci gluconat.



EmoticonEmoticon